top of page

Lời Chúa hôm nay tháng 09.2018

​MÙA THƯỜNG NIÊN
​Chia xẻ Tin Mừng của anh chị em
​MÙA THƯỜNG NIÊN
Mùa Phục Sinh

34 Lễ CKT làm Vua Ga 18,33-37

33 Trời đất sẽ qua đi,  nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu  (Mc 13,24-32)

 

32 Cõi lòng thật và cõi lòng giả (Mc 18,38-44)

 

31 "Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu? " (Mc 12,28-34) 

 

30 Anh muốn tôi làm gì cho anh (Mc 10,46-52)

29 Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống,  hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không? (Mc 10,35-45) 

28 Con lạc đà chui qua lỗ kim  còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa (Mc 10,17-30) 

 

27 TN Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly (Mc 10,2-16).

 

26 TN Giáo huấn của Chúa Giê-su dành cho các môn đệ (Mc 9,38-43.45.47-48)

 

25 TN Con đường của Đức Ki-tô, con đường đi xuống và chịu khổ nạn (Mc 9,30-37)

24 TN Con đường của Đấng Ki-tô (Mc 8,27-38)

23 TN "Ép-pha-tha - hãy mở ra!" (Mc 7,31-37)

 

22 TN Đức Giê-su và người Pha-ri-sêu cùng các kinh sư (Mc 7,1-8.14-15.21-23) 

21 TN Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai (Ga 6,54a.60-69) 

20 TN Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời  (Ga 6,51-58)

19 TN Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời  (Ga 6,41-51)

 

18 TN Chính tôi là bánh trường sinh (Ga 6,24-35) 

 

17 TN Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây (Ga 6,1-15) 

16 TN Đời tông đồ và nơi thanh vắng   (Mc 6,30-34) 

15 TN Sứ mạng rao giảng (Mc 6,7-13).

14 TN Thân phận ngôn sứ ở quê hương (Mc 6,1-6) 

13 TN Câu TRuyện người phụ nữ bị bệnh băng huyết 12 năm và cháu gái 12 tuổi   (Mc 5,21-43) 

 

12 SINH NHẬT GIOAN TẨY GIA - Tên cháu là Gio-an  (Lc 1,57-66.80) 

11 TN Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây?  (Mc 4,26-34).

10 TN Chúa Giê-su trong vòng dư luận   (Mc 3,20-35).

06 TN Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch. (Mc 1,40-45) 

05 TN Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ (Mc 1,29-39) 

04 TN  "Câm đi, hãy xuất khỏi người này! "  (Mc 1,21-29) 

03 TN Các anh hãy theo tôi!   (Mc 1,14-20) 

02 TN Các anh tìm gì thế? (Ga 1,35-42)

Mùa Chay
Mùa Phục Sinh
Mùa Chay
​MÙA THƯỜNG NIÊN
​MÙA GIÁNG SINH
​Mùa Vọng

Mọi Ki-tô hữu đều mong muốn khám phá điều cốt lõi của Tin Mừng. Người ấy sẽ đạt được ước nguyện nhờ đọc Phúc Âm một mình, nhờ cùng đọc với người khác hoặc đọc chung với một nhóm hay một cộng đoàn. Chúa Giê-su đã hứa với chúng ta: “Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân Danh Thầy, thì có Thầy ở đấy giữa họ” (Mt 18,20).

 

Cho nên, khi đọc và tìm hiểu Tin Mừng của Thiên Chúa, thì con người không bao giờ cô đơn. Hơn nữa, trong tận thâm tâm chúng ta và ngay trong cộng đoàn, có một tình yêu được gọi là Thánh Thần của Chúa. Chính Ngài dẫn chúng ta “đến chân lý toàn vẹn” (Ga 16,13).

Tin Mừng là Lời Chúa và tín hữu không chỉ đọc và tìm hiểu Tin Mừng theo phương diện tri thức, mà quan trọng hơn là tập sống cầu nguyện với Tin Mừng, cũng như tập sống đưa “hồn Tin Mừng” vào đời sống thường nhật.

 

Vì thế, xin mời quý ông bà và anh chị em cùng bước đi hành trình năm Phụng Vụ B, với Chương trình Tập Sống Tin Mừng Mác-cô.

​Thư mời và thể lệ ghi danh
​Thánh sử Mác-cô là ai?

Frans Hals 1582 – 1666, 

 mid-17th century, private collection.

Tác giả của Tin Mừng thứ hai này là chàng thanh niên tên Gioan Mác-cô được nói trong sách Công vụ: “Ý thức được như vậy, ông (Phê-rô) đi đến nhà bà Ma-ri-a, mẹ của ông Gio-an, cũng gọi là Mác-cô; ở đó có khá đông người đang tụ họp và cầu nguyện” (Cv 12,12). Ông đã theo truyền giáo với người cậu là Barnabê và Phaolô nhưng rồi đã “bỏ rơi” họ khi xuống tàu đi Tiểu Á để trở về với mẹ (Cv 13,5.13).

 

Vì thế mà trong chuyến đi truyền giáo lần thứ hai, Phaolô sẽ không cho Marcô đi theo, và đó cũng là việc khiến Marcô phải chia tay với Barnabê (Cv 15,36t). Thế nhưng họ lại hoà giải với nhau, bởi vì ta lại thấy Marcô ở bên cạnh Phaolô khi ông này bị cầm tù ở Rôma (Cl 4,10) và Phêrô đã viết trong thư rằng: “Mác-cô, con của ông, đã cùng ở với ông tại Rôma” (1 P 5,13).

 

Ngày nay hầu hết các chuyên viên đều nhất trí rằng quyển Tin mừng thứ nhất được viết tại Rôma vào khoảng năm 70, nghĩa là sau cuộc bắt bớ của vua Nêrô vào năm 64. Khoảng năm 110, Papias đã viết: “Đây là điều mà vị trưởng lão quen nói: “Marcô - viên thông ngôn của Phêrô đã viết một cách chính xác nhưng không thứ tự tất cả những gì ông nhớ về những lời nói và việc làm của Chúa”. Vì Marcô chưa từng nghe hoặc đi theo Chúa. Nhưng về sau như tôi đã nói, ông có đi theo Phêrô. Chính Phêrô đã giảng nhiều bài tuỳ nhu cầu của hoàn cảnh nhưng không sắp xếp thứ tự như sấm ngôn của Chúa”.

Những chi tiết chỉ dẫn ta gặp được trong tác phẩm của Marcô rất ăn khớp với lời trên của Papias.

Thánh sử Mác-cô biểu tượng mặt con sư tử là do sách Tin mừng Ngài viết khởi đầu bằng khung cảnh của hoang mạc núi rừng, nơi Gioan Tẩy Giả sinh trưởng, ăn chay, cầu nguyện, giữa những sư tử và muôn loài cầm thú.
 

bottom of page